[tintuc]

Ngày nay, trang phục denim không chỉ được ưa thích bởi những người đàn ông bụi bặm, gai góc, mà tính thời trang của chất liệu này đã đa dạng hơn rất nhiều. Câu chuyện về nguồn gốc hình thành, phát triển của denim ra toàn thế giới cũng vô cùng thú vị. Mời các độc giả của Menback đến với bài viết từ Dexterlegant, dịch trong cuốn True Style của tác giả G. Bruce Boyer.

Denim – Cao bồi, kẻ nổi loạn và sự tự do

Đã có quá nhiều bài viết nói về denim nên thật khó để biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng, nơi tôi muốn bắt đầu là Milltown, New Jersey. Bạn có thể sẽ cảm thấy kỳ lạ- vậy hãy để tôi giải thích.

Có nhiều giả thuyết để giải thích cho sự phổ biến của loại vải được gọi là denim (xuất phát từ de Nimes, một thị trấn ở Pháp – nơi xuất khẩu loại vải này vào thế kỷ 19) và những loại quần dài khác nhau được gọi là Denims, dungarees ( từ tiếng Hindi dungri) hay Jeans (từ Genes, tiếng Pháp cũ để chỉ Genoa), và Levi’s (theo tên Levis Strauss, tên một thương nhân và là nhà sản xuất vải nước Mĩ, xin đừng nhầm với Lévi-Strauss, nhà nhân chủng xã hội học và là người đi đầu tiêu biểu cho học thuyết về chủ nghĩa cấu trúc). Một vài thương hiệu denim xuất hiện ở California Gold Rush năm 1849, và sự kiện này đã quảng cáo cho Strauss – một người bán vải rong trẻ tuổi sống ở New York, đã tới San Fransico với hy vọng bán được hàng hóa của mình, đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của những người thợ mỏ. Bên cạnh đó là Theodore Roosevelt và sự phát triển của hệ thống công viên quốc gia, sự mở cửa của miền Tây cho những du khách hiếu kỳ, và để cho họ biết được những người miền Tây đang mặc gì.

Và sau đó, đã xuất hiện những lời khởi xướng về một giả thuyết, cho rằng sự phổ biến của đồ jeans bắt nguồn từ nước Mĩ trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến, khi miền Tây bắt đầu phát triển mạnh mẽ, những trang trại được biến thành nơi nghỉ dưỡng, nhạc đồng quê đi đến nơi vốn thuộc về nó, và hình ảnh của những chàng cao bồi trở nên lãng mạn hơn; như cái ngày mà những chuyến đi chăn thả gia súc dài ngày biến mất vĩnh viễn-nhường chỗ cho cách mạng công nghiệp. Thứ trở thành trang phục lao động ở thế hệ này thì sẽ trở thành trang phục thường ngày ở thời kỳ tiếp theo, cũng như công việc của thế hệ này sẽ có thể trở thành thú vui ở thời kỳ tới.

Denim – Cao bồi, kẻ nổi loạn và sự tự do

Thật ra, đây là nơi mà giả thuyết của tôi, và New Jersey, xuất hiện. Nó vốn chỉ là một ý tưởng, bạn hiểu đó, nhưng tôi gọi đó là giả thuyết để làm cho nó trông có vẻ ấn tượng hơn. Tôi không ngại phải nói về cách mạng công nghiệp, sự mở cửa của miền Tây, những kì nghỉ ở Yellowstones, và những trang trại ở Montana; nhưng tiềm thức của tôi là hình ảnh lãng mạn của những chàng cowboy-bắt đầu với người đàn ông có tên Edwin S. Potter. Potter là đạo diễn cho bộ phim hành động đầu tiên dài 12 phút của miền Tây được gọi là The Great Train Robbery – 1903. Nó là một sự trớ trêu đầy thú vị khi mà buổi hội họp quan trọng ở miền Tây này thực sự được tổ chức ở Milltown, New Jersey, giữa những cây bụi của Pine Barens-cách khoảng nửa giờ về phía Đông của thủ phủ Trenton.

Từ những gì tôi có thể nói, sự phổ biến của thế hệ những bộ phim về miền viễn tây tạo ra nhiều sự lý thú trong trang phục miền tây. Jean, cowboy boot, những chiếc Stetson 10 gallon, những chiếc áo khoác da bò, những chiếc khăn màu sắc; và tất thảy những thứ đó đều có ở miền Tây kể từ khi chúng mới bắt đầu. Lịch sử vốn rất dài. The Great train Robbery, thứ làm cho Broncho Billy Anderson sớm trở thành ngôi sao điện ảnh, cũng sớm được tiếp nối bởi The Squaw Man- và công việc đạo diễn bộ phim này đã tạo nên tên tuổi gia đình của Cecil B DeMille và sự thành công lớn vào 1913. Vào lúc Gary Cooper- người đã cùng với John Wayne, ngôi sao về Cao bồi của Hollywood- làm phim The Verginian vào năm 1929 (anh ấy đã xuất hiện trong hơn nửa tá phim về miền tây trước khi “talkies” được phát minh ra), những chàng diễn viên- cao bồi như Tom Mix và William S.Hart đã tạo nên những hợp đồng tuyệt vời để kiếm tiền trong thời kỳ này, và thời kỳ vàng son của miền tây cũng đi theo con đường này. Từ sự thương tiếc của John Ford cho thung lũng Monument của Utah cho tới món mỳ Ý của Sergio Leone, miễn viễn tây vẫn tạo nên được một dòng phim chính và sản xuất được những bộ phim tuyệt vời nhất: The Plainsman, Stagecoach, Shane, High Noon, The Searchers, Red River, Jack một mắt, High plains Drifter, và Unforgiven, tới những cái tên đứng đầu. Những chàng cao bồi trên những bộ phim này còn được gọi là “drugstore”- Roy Rogers và Gene Autry, với những chiếc áo sơ mi thêu sặc sỡ, những đôi boots được thiết kế trang trí, và mũ trắng- hay những giá trị khác chân thực hơn, những người mặc chiếc quần Jean và đôi boots thô- họ ăn mặc như những chàng cao bồi thực sự trong cuộc sống hàng ngày.

Denim – Cao bồi, kẻ nổi loạn và sự tự do

Denim, nhuộm màu indigo, vải dệt chéo, dày dặn, của Pháp hay Ấn Độ, lần đầu tiên được xuất hiện phổ biến là trong những nhóm thợ đào vàng ở quanh vùng Sutter’s Mill thuộc bắc California. Levi Strauss- câu chuyện này vốn rất nổi tiếng và chính xác- đã mang theo tất thảy những tấm vải canvas đi về phía tây cùng với anh ấy, nghĩ rằng những người thợ mỏ thì sẽ cần tới những cái lều. Sự thật là, lều thì không thể bán được, nhưng quần thì có, và doanh nhân Levi dùng những tấm canvas của mình để tạo ra những chiếc quần đó. Ông lấy phần canvas thêm vào bên trong quần, và Levi mở rộng việc buôn bán nó tới tận người anh em của mình ở New York, họ bán cả cotton Pháp nhuộm màu indigo (Nimes).

Thứ quan trọng duy nhất thay đổi giữa những chiếc quần của Levi được bán vào những năm 1860s và những chiếc đang được mặc ngày nay đã được tạo ra-truyền thuyết là đây-bởi nhà may Nevada tên là Jacob Davis. Davis viết cho Levi (tôi chỉ dùng tên của ông bởi rõ ràng đó là điều làm ông được biết đến, hay là chúng ta sẽ gọi là quần Strauss, không?) vào năm 1872 và bảo rằng ông có thể hoàn thiện chiếc quần cứng cỏi đó bằng cách dùng những chiếc đinh tán bằng đồng ở góc của túi và những đỉnh hay bị kéo căng khác. Ông và Levi lấy bằng sáng chế ở Mĩ cho thiết kế này vào năm tiếp theo. Oh, và Levi cũng bắt đầu dùng những đường chỉ kép màu cam hình vòng cung trên túi quần sau trong năm đó. Người ta bảo rằng nó là món đồ lâu đời nhất sử dụng biểu tượng thương hiệu trong bất kỳ trang phục nào của nước Mĩ.

Denim – Cao bồi, kẻ nổi loạn và sự tự do

Ngoại trừ một vài sự sửa đổi đó, chiếc quần Levi mà bạn mua ngày nay đẹp hơn so với chiếc quần mà bạn có thể mua cách đây hơn 1 thế kỷ: khoảng 11 ounce, bằng cotton dệt chéo nhuộm màu indigo với 2 túi hình chữ J ở đằng trước, túi bên phải có thêm một túi nhỏ để đựng tiền xu, và hai túi đắp ở phía sau với thiết kế chevron, cùng với những đinh tán bằng đồng tại mỗi điểm hay bị kéo căng, những nút nhỏ bằng kim loại, và những đường nối với những chỉ màu cam. Cách cắt khá bó và thẳng với cạp phía trước ngắn- và dài hơn một chút ở phía sau, đường biên vải đi xuống tới tận đường nối ngoài. Những chiếc quần của Levi có thể thay đổi nhưng không phải là sự cải tiến: hãy quên đi những giá trị khác nhau đã đến và đi suốt những năm qua, chúng là Real Thing.

Lịch sử hiện đại được tiếp nối một cách dễ dàng. Trước khi những nhà thiết kế đưa những phiên chợ bán đồ jean trở lại vào những năm 1970s, cơ bản là chỉ có 3 nhà sản xuất quần jean độc lập với nhau ở Mĩ: Levi Strauss, Wranglers, và Lee. Mỗi chàng trai trẻ đều có thể ngay lập tức nhận biết được về sự khác biệt bằng cách nhìn vào thiết kế ở túi sau- Levis có những đường vòng cung đôi, Wranglers là chữ W, và Lee là những đường gợn sóng kép- và mỗi thương hiệu đều đó những fan hâm mộ của riêng mình. Và đây là nơi câu chuyện (về quần jeans) chia thành nhiều ngả.

Denim – Cao bồi, kẻ nổi loạn và sự tự do

Cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950s, có hai nhóm thanh niên mặc quần Jeans: những người ưa thích hình ảnh của miền viễn tây, và những người chọn vẻ đẹp của những kẻ nổi loạn. không hề có một chút PR hay chiến lược quảng cáo nào, nhưng có một sự khác biệt thật sự của phong cách, cho những người mặc thuộc những thế giới khác nhau. Những phụ kiện để phối với Jean đã kể lại một câu chuyện. Hình ảnh của miền viễn tây bao gồm sơ mi bằng vải flannel với phần Yoke sau lưng và cúc ngọc trai, những đôi cowboy boot được chạm khắc, thắt lưng với khóa nhiều màu sắc. hình ảnh nổi loạn được tạo nên bởi những chiếc áo khoác da dành cho việc chạy mô tô (thường là màu đen), engineer boots (luôn là màu đen) với đế được làm cong và có chêm gỗ, T- shirt bó và thắt lưng “garrison” (dày 2 inch, thắt lưng theo phong cách quân đội bằng da bò với phần khóa bằng kim loại nặng). Những anh hùng miền tây thì cưỡi ngựa, những kẻ nổi loạn phản diện thì chọn Hog (biệt danh của những chiếc Harley-Davidson to lớn). Jean đã bắt đầu đi từ trang phục ở những miền quê đến một món đồng phục cho những anh chàng trẻ tuổi thời hậu công nghiệp hóa.

Nhưng 2 kiểu (quần jeans) này cũng có nhiều điểm tương đồng. Jeans luôn được mặc cạp quần thấp ở tầm eo và có phần cuộn gấu (cuff) dày, rộng 3 inch mà có thể lộ ra phần biên vải chạy xuống tận đường nối ở ống quần. Cả 2 đều là biểu tượng nguyên mẫu: John Wayne trong Hondo và Marlon Brando trong The wild one (một điều thú vị là, cả 2 bộ phim cũng đều được làm cùng năm 1853). 2 người đàn ông dạo phố với một vẻ đẹp ngang tàng (swagger) và một thái độ quyết đoán, một cái nhìn đầy khiêu khích cùng sự thư thái, suy tư, phong thái thật ngầu của nil admirari-đó là vẻ đẹp thẩm mĩ của những anh hùng miền Tây nước Mĩ và những kẻ nổi loạn. Jeans có được sự gợi cảm đó, hiệu ứng phiêu lưu cho những chàng thanh niên. Nó là hình ảnh của những người trẻ tuổi khắp thế giới, sớm được ưa thích và công nhận.

Truyền thống của những kẻ phản diện trẻ tuổi được sinh ra cùng với Brando và James Dean, tác giả Jack Kerouac, và những ngôi sao nhạc Rock nổi loạn như Elvis Presley, Gene Vincent, và Eddie Cochran. Trong phim The Wild One, chiếc quần Jean và áo da màu đen của Brando chỉ ra rằng anh ấy là một kẻ thách thức xã hội cũng như những lời chế nhạo của anh ta. Khi được hỏi, “anh đang chống lại điều gì?”, nhân vật Johnny của anh đã uể oải đáp lại rằng “vậy bạn đã có gì?”. Với những kẻ bất kham, và những kẻ ra vẻ như thế, đó là cách nói ngầu nhất, thời thượng nhất từng được thốt ra. Nếu bạn thực sự là một người chạy theo thời trang, bạn sẽ hiểu được rằng nó là sự xuống dốc có hệ thống của cả nền văn hóa. Nó cũng mạnh mẽ như những chiếc đinh tán bằng đồng và chiếc quần denim chưa wash.

Denim – Cao bồi, kẻ nổi loạn và sự tự do

Các nhà xã hội học (và tôi) thích chỉ ra rằng trong đời sống hiện đại, thời trang bắt đầu từ đường phố hơn là từ những người lãnh đạo xã hội, và nó đã hoàn thành tất cả trong thời kỳ lịch sử của mình. Và denim vẫn là một trang phục dành cho tầng lớp dưới- giai cấp vô sản của Marx- kể từ khi nó được phát minh. Đó là ý nghĩa của “cổ cồn xanh”- “blue collar”: loại vải cotton rẻ tiền được nhuộm màu xanh, đối lập với loại cotton tốt màu trắng hay linen. Sau Thế chiến thứ II, những trang phục trong nhà tù trở thành đồng phục cho một tầng lớp mới trong xã hội: tuổi vị thành niên, đặc biệt được biết đến với tên gọi “những tội phạm vị thành niên” (juveline delinquent). Sự phối hợp của những món đồ lính sản xuất dư ra, trang phục miền Tây, và áo quần giá rẻ của những công nhân làm việc ngoài trời- áo khoác denim và engineer boots, T-shirt, áo khoác ngoài kẻ ô bằng vải wool, quần Khaki G.I, peacoat, chiếc bomber jacket bằng da bò nâu Willis & Geiger, áo khoác gió bằng nilon, thắt lưng Garrison dày bằng da nâu, áo Field parka, mũ lưỡi trai của các thủy thủ, và sơ mi bằng vải chambray- tất cả đều có thể thỏa thuận được tại các cửa hàng bán đồ lính và hải quân vốn mọc lên sau năm 1945 để xử lý hết những món đồ lính sản xuất dư. Mấy món này được làm rất tốt và giá rẻ, và vẻ ngoài thì quá ngầu.

Ở cả những bộ phim về miền tây hay phim về những kẻ nổi loạn vào những năm 1950s, có rất nhiều đồ Jeans. Điều khác biệt thiết yếu nhất là hình ảnh của các nhân vật chính ở trong phim. Jeans có liên quan tới nó, và trở thành biểu tượng cho những kẻ phản diện. Trong Shane (1953), thì đó không phải là một anh hùng truyền thống với lời nói lịch thiệp-Alan Ladd, người mặc quần Jeans mỗi khi đến để giải cứu cộng đồng: anh ấy mặc đồ da bò, giúp phân biệt ông với những người khác, và báo hiệu rằng anh ấy-trên thực tế vốn chỉ là một kẻ lạ mặt trong truyền thuyết, mặc dù ăn mặc theo truyền thống sartorial của miền Tây cổ điển. Jack Palance, một sát thủ giết thuê máu lạnh, mặc đồ denim. Trong The Wild One, nhân vật chính Marlon Brando đã cưỡi ngựa đi vào một thị trấn nhỏ, nhưng trong trường hợp này là để phá hủy nó, hoặc nếu không, thì chí ít cũng phải chắc chắn rằng đã loại bỏ đi được hệ thống những giá trị truyền thống của nước Mĩ-lúc bấy giờ được coi là nhà tù của chủ nghĩa tiêu dùng. Kẻ nổi loạn cuối cùng trong nhóm đặc biệt của những kẻ phản diện này là Steve McQueen. Sau khi bức chân dung thực tế của McQueen về những chàng cao bồi cưỡi ngựa trong Junior Bonner (1972), chúng ta trở về những ký ức, những tình cảm, và câu chuyện với những ngôi sao như là John Travolta trong Grease (1978); những bức biếm họa cổ điển về các rocker nổi loạn, được đưa ra gần 25 năm sau khi người đàn ông trẻ tuổi tên là Elvis đi bộ tới Sam Phillip’s Sun Studio để làm một bản ghi tặng cho mẹ của mình.

Denim – Cao bồi, kẻ nổi loạn và sự tự do

Nó thực sự chỉ là một bước đi ngắn khi từ một người đàn ông nóng nảy của những năm 59 tới phong trào thanh niên phản văn hóa trong những năm 60 và 70. Những thông điệp bị “bỏ lại” đã nằm sẵn ở đây, tất cả những gì bạn cần làm là thuốc, Metallic Rock, và có lẽ là một loạt triết lý chính trị Cánh tả Mới, và bạn có một thế hệ hippy. Jeans thay đổi theo thời gian, phản ánh lại cả những cuộc cách mạng và những khía cạnh được phân chia trong những năm 60 và 70. Đó là những học viên của các học viện tinh hoa ở Berkeley và Columbia, không phải là Monument Valley hay On The Road, những người tạo ra thời trang; những chiếc quần Jeans với phần ống loe và được nhuộm màu, phần vải vá có chủ ý và wash màu đá, được thiết kế đầy tỉ mỉ bởi Ralph, Tommy và Calvin. Và những biểu tượng ngoài vòng pháp luật trở nên hạn chế lại, cùng với những bản nhạc dân ca về sự khổ đau. Jean dần trở nên nhạt nhòa, và những biểu tượng nổi loạn này giờ đây mang trong mình sự chua chat mỉa mai. Brando và Dean, ít nhất là chúng ta đã nghĩ về thời gian này, sẽ không bao giờ hi sinh thương hiệu của mình cho công chúng. Chúng ta cùng nhìn vào những điều hão huyền của sự thật về denim ngày nay. Được wash bằng acid hay preworn, vải selvage của Nhật hay vải pha Spandex-cotton của Mĩ, chiếc quần Jean của chúng ta đã phản ánh lại thế giới hiện đại của chúng ta với tất cả những gì phức tạp của nó, và đôi khi là sự vô hồn. Sản xuất với những nố lực nghiêm ngặt hơn là sở thích tự nhiên, Nhưng jean đích thực lại ở đâu đó ngoài kia- ở Pine Barrens, “out where New Jersey meets the Wild, Wild West.” (trans: chơi chữ, nghĩa đen là nơi New Jersey tiếp giáp miền viễn Tây hoang dã, nghĩa bóng là nơi mà New Jersey hội tụ sự hoang dã, của miền viễn Tây).
[/tintuc]

SẢN PHẨM BẠN NÊN XEM !

WALKER Vietnam -
WALKER VIETNAM
#WalkingwithWalker
Danh mục