[info]Ngày 28/9, theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 1.178 ngôi nhà bị ngập, 1.081 ha hoa màu bị hư hỏng, 116 ha ao, hồ bị ngập nặng, hàng trăm con gia súc bị cuốn trôi…[/info]

[chitiet]Được biết, địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong đợt mưa lớn này là huyện miền núi Quỳ Châu với số hộ dân bị ngập trên 1.000 hộ, chủ yếu tại thị trấn Tân Lạc và các xã Châu Hạnh, Châu Bình, Châu Hội…


Nhiều ngôi nhà bị ngập sâu trong biển nước.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã trực tiếp đến kiểm tra tình hình ngập lụt và chỉ đạo các phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện Quỳ Châu.

Tại đây, ông ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, yêu cầu chính quyền huyện Quỳ Châu thực hiện tốt phương án 4 tại chỗ, bố trí lực lượng để hỗ trợ các điểm xung yếu, đảm bảo an toàn cho người dân, huy động các lực lượng, phương tiện hỗ trợ các hộ gia đình bị ngập lụt, di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Tiến hành kiểm tra, rà soát, thống kê thiệt hại cụ thể để báo cáo có biện pháp khắc phục.

Lực lượng chức năng giúp người dân di dời tài sản đến nơi an toàn.

Theo một lãnh đạo UBND huyện Quỳ, mưa lớn những ngày qua gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu của Nhân dân. Toàn huyện có khoảng 1.108 hộ bị ngập, trong đó tại thị trấn Tân Lạc có 4 khối bị ngập với khoảng 200 hộ, trong đó có hộ ngập nặng nhất gần 4m. Để đi lại qua các khối trên địa bàn thị trấn phải dùng thuyền, ca nô, các phương tiện khác không thể qua lại khu vực nội thị. Tại xã Châu Hạnh có 5 bản bị ngập với khoảng 146 hộ, xã Châu Tiến có 4 bản bị ngập với khoảng 566 hộ, xã Châu Bình có 5 bản bị ngập với khoảng 50 hộ…

Ngoài ra, trên các tuyến đường giao thông có nhiều điểm sạt lở như Quốc lộ 48A, Quốc lộ 48B, Quốc lộ 48D, tất cả các cầu tràn trên địa bàn huyện Quỳ Châu đều bị ngập. Đối với sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích lúa bị ngập 442 ha, mía 91,3 ha, sắn 4,1 ha.

Người dân kết bè làm phương tiện di chuyển.

Nguy hiểm nhất là tại tâm lũ lịch sử xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn – Nghệ An (nơi đã xảy ra trận lũ quét kinh hoàng vào hồi tháng 10/2022), đến đợt mưa lũ lần này con suối chảy qua giữa bản Sơn Hà và Hoà Sơn thuộc xã Tà Cạ nước lại cuồn cuộn dâng cao, chảy xiết, đe dọa nguy cơ sập cầu, sạt lở và chia cắt các bản vùng trong.

Vào ngày 27/9, cây cầu sắt bắc qua suối ở bản Hoà Sơn, nơi tâm lũ nặng nề nhất từng xảy ra đã có dấu hiệu bị sập, nguy cơ bị cuốn trôi. Thêm vào đó, hai bên bờ suối không ngừng bị xói lở, đất đá bị cuốn theo dòng nước vừa chảy xiết vừa không ngừng dâng cao.

Nước lũ từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn.

Hiện, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng đã phong toả lối đi qua cầu để đảm bảo an toàn cho người dân. Do đó, nhiều hộ dân vùng trong của bản Sơn Hà và Tà Cạ tạm thời bị chia cắt. Nước các khe suối ở Tà Cạ, Tây Sơn tiếp tục dâng và chảy xiết.

Tại huyện Thanh Chương, mưa lũ đã khiến một nửa xã Thanh Mỹ bị ngập cục bộ, gây chia cắt, ảnh hưởng đến khoảng 3.500-4.000 người dân. Có nơi nước ngập trên 1m, giao thông đi lại trong nhiều vùng bị chia cắt hoàn toàn. Nước lũ dâng cao, chảy xiết đã khiến cầu Mỹ Sơn (nằm trên địa bàn thôn Mỹ Sơn, xã Thanh Mỹ) bị cuốn trôi hoàn toàn 2 mố cầu.

Nước lũ dâng cao, chảy xiết đã cuốn trôi hoàn toàn 2 mố cầu Mỹ Sơn.

Trao đổi với PV, ông Phạm Xuân Lực, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương (Nghệ An), cho biết: “Chúng tôi lo nhất hiện nay là nếu các thủy điện ở phía thượng nguồn xả lũ, chắc chắn nhiều vùng sẽ bị ngập sâu. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai lực lượng, trực tiếp đến các vùng thấp, xung yếu để kiểm tra và cảnh báo cho người dân…”.

Theo dự báo, ngày hôm nay (28/9), các khu vực tỉnh Nghệ An có mưa vừa đến mưa to và dông với lượng mưa phổ biến từ 20 - 50mm, có nơi trên 80mm như Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp... Nguy cơ xảy ra ngập úng tại các vùng trũng thấp, khu đô thị, ven sông suối là rất cao.[/chitiet]

SẢN PHẨM BẠN NÊN XEM !

WALKER Vietnam -
WALKER VIETNAM
#WalkingwithWalker
Danh mục