[info]Tuy nói thời trang là lĩnh vực không có bất cứ giới hạn nào, là ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự sáng tạo cũng như tính cảm hứng nhưng thời trang vẫn tồn tại những chuẩn mực nhất định. Quay ngược trở về quá khứ, mọi thiết kế, đường cắt may trong những mẫu thời trang đều sẽ tuân theo một quy chuẩn lâu đời nhất định, nhằm tôn lên được tinh hoa của giới mộ điệu.[/info]
[chitiet]Tuy nhiên, mọi thứ trước đó dường như đã bị phá bỏ khi ngành thời trang bước sang giai đoạn những năm 90 của thế kỷ 20. Lịch sử thời trang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ nhờ sự ra đời của chủ nghĩa Anti-Fashion, hay còn được hiểu là phản thời trang. Đây được coi là “cú nổ big bang” đối với tư duy làng mốt thời điểm đó. Vậy Anti-fashion là gì? Hãy cùng Walker Vietnam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Anti-fashion là gì?
Anti-fashion khi được dịch sang tiếng Việt sẽ có nghĩa là “phản thời trang”. Thuật ngữ này dùng để chỉ phong cách thời trang được thiết kế vô cùng độc lạ, với mục đích phản đối lại những quy chuẩn chính thống hiện tại. Mục đích của phong cách thời trang này có thể dùng để phản đối chiến tranh, chính trị hay chỉ đơn giản là theo sở thích cá nhân.
Cuộc sống ngày một phát triển cũng tạo điều kiện cho phong cách phản thời trang này phát triển khi vô vàn nhà mốt nổi tiếng đã áp dụng phong cách anti-fashion vào những BST của mình. Với họ, có lẽ anti-fashion được coi là cầu nối tuyệt vời giữa những thành quả thời trang được nhào nhặn qua năm tháng với “cái tôi” đầy nổi loạn, sáng tạo của các nhà mốt.

Nguồn gốc ra đời của phong cách thời trang anti-fashion
Thời điểm hưng thịnh nhất của phong cách thời trang anti-fashion rơi vào khoảng những năm 1950 khi thể loại nhạc rock and roll ra đời và được đón nhận. Xu hướng phản thời trang rất được lòng những nhóm bạn trẻ vị thành niên, đặc biệt là phụ nữ.
Để phản đối những định kiến về vai trò của nữ giới trong xã hội khi đó, phụ nữ đã mặc áo sơ mi kẻ sọc/áo phông trơn đơn giản kết hợp cùng quần jean. Đây chính là phiên bản “cổ điển” nhất để các nhà mốt theo đuổi phong cách anti-fashion học hỏi. Bên cạnh đó, hai xu hướng anti-fashion được biết đến nhiều nhất thời kỳ bấy giờ chính là punk và grunge ra đời vào khoảng nhiều năm sau đó.
Ra đời vào giữa những năm 1960, grunge là khái niệm được sử dụng phổ biến tại nhiều thành phố như Washington, Seattle của Mỹ. Khi đó, xứ cờ Hoa đang rơi vào tình trạng khủng hoảng khi nền kinh tế có sự biến động đột ngột. Trong khi đó, lĩnh vực âm nhạc lại có sự khởi sắc khi dòng nhạc rock and roll alternative vô cùng thịnh hành. Đặc biệt phải kể đến một số cái tên “sừng sỏ” lúc bấy giờ như ban nhạc Pearl Jam, Nirvana. Đặc trưng của phong cách grunge chính là sự bền bỉ và nét đẹp vượt thời trang. Người mặc thường theo đuổi phong cách phóng khoáng, tự do.
Nam giới theo đuổi phong cách thời trang grunge thường diện áo phông cũ kỹ mang biểu tượng ban nhạc hay một số khẩu hiệu đặc trưng. Họ sẽ phối cùng quần jean rách gối bạc màu và các đôi bốt đen. Trong khi đó, nữ giới lại chuộng những mẫu váy trơn kết hợp cùng quần ống rộng. Bên cạnh đó, vòng cổ, hoa tai là những phụ kiện không thể thiếu trong set đồ này. 
Phong cách Punk Rock “sinh sau đẻ muộn” hơn Grunge khi ra đời vào khoảng những năm 1970. Xu hướng này được sáng tạo bởi nhà thiết kế nổi tiếng Vivienne Westwood. Punk nhanh chóng chiếm được thiện của của những thanh niên có đôi chút nổi loạn, theo đuổi phong cách thời trang độc đáo. Đặc trưng của phong cách phản thời trang này chính là sử dụng nguyên liệu đá, dây xích, ghim an toàn và được rạch rách nhiều chỗ trên quần áo. Theo nhận định của Worsley, phong cách punk cho thấy một bộ mặt hoàn toàn mới của thời trang, thách thức mọi định kiến về vẻ đẹp và giới tính.
Đặc trưng của thời trang anti-fashion
“Độc nhất vô nhị” có lẽ là cụm từ miêu tả chính xác nhất nét đặc trưng của phong cách thời trang anti-fashion.Đúng như tên gọi “anti-fashion”, phong cách phản thời trang hướng đến những gì nổi loạn, độc lạ nhất từ trước đến nay. Mọi sự sáng tạo, ngôn ngữ thiết kế đều cho thấy nét cá tính riêng của nhà mốt. Phong cách thời trang này dường như bóp méo hoàn toàn những tỉ lệ chuẩn mực, quy định hà khắc về cấu trúc trang phục.
Những item mang phong cách thường khác xa với hình tượng vẻ đẹp mà con người vẫn luôn dập khuôn từ trước đến nay. Ví dụ như một bộ tóc xù, kết hợp với một outfit thô kệch, rách rưới tuy có phần phản cảm với nhiều người nhưng lại là sự tự do, cá tính nổi loạn của một bộ phận người dân.
Những nhà tiên phong trong xu hướng “phản thời trang” trên thế giới
Như đã đề cập đến ở phần trên, anti-fashion vốn là phong cách “không phải ai” cũng có thể theo đuổi và áp dụng vào trong những set đồ của mình. Bởi sự điên loạn, độc lạ của phong cách này. Tuy nhiên, vẫn có những nhà thiết kế mạnh dạn thử sức và đã gặt hái được những thành công ngoài sức mong đợi. Một số nhà tiên phong trong xu hướng anti-fashion nổi tiếng trên thế giới phải kể đến như:

Yohji Yamamoto - “Bố già” của nền thời trang thế giới
Yohji Yamamoto là một trong những tượng đài kinh điển nhất trong phong cách thời trang đương đại hướng đến những điều mới mẻ. Với phong cách thiết kế được bao trùm bởi sắc đen huyền bí, thời trang của Yohji Yamamoto hướng đến những bộ trang phục tôn vinh phái nữ, đề cao vai trò của họ trong xã hội.
Trong suốt quá trình hoạt động trong lĩnh vực thời trang, ông đã cho ra đời nhiều thiết kế mang kiểu dáng oversize có phần quá khổ, tuân theo kết cấu thiết kế bất đối xứng. Đồng thời kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau nhằm tạo sự khác biệt “độc nhất vô nhị”. Đặc biệt, những đường cắt phóng khoáng, tự do chồng chéo lên nhau là đặc trưng trong phong cách anti-fashion của Yohji Yamamoto. Ông đã thành công trong việc khẳng định được vị thế lớn lao của bản thân trong lãnh địa thời trang Haute Couture - Thời trang cao cấp.
Rei Kawakubo - Phong cách nổi loạn ẩn nấp sau vỏ bọc nhút nhát
Nhắc đến thời trang anti-fashion thì không thể thiếu nhà thiết kế Rei Kawakubo. Có thể nói, những thiết kế của ông đã thành khuôn mẫu, nguồn cảm hứng mãnh liệu cho nhiều nhà thiết kế tài giỏi khác. Điển hình phải kể đến như Ann Demeulemeester, Helmut Lang và Martin Margiela. Nếu như màu đen trong mắt nhiều người là tông màu đơn sắc, được lựa chọn phổ biến bởi khả năng dễ mặc, dễ phối đồ. Tuy nhiên, Rei Kawakubo lại “nhân hoá” tông màu này. Bà cho rằng nó có tính cách, có hồn trong những mẫu thiết kế của bà.
Chính vì vậy, những thiết kế anti-fashion của Rei Kawakubo phần lớn sử dụng màu đen nhưng không hề mang đến cảm giác đơn điệu, nhạt nhoà. Có thể nói, cặp bài trùng Rei Kawakubo và Yohji Yamamoto là hai cái tên “sừng sỏ” nhất trong trường phát phản thời trang tại thời Tây. 

Vivienne Westwood - Nữ hàng của phong cách thời trang nổi loạn
Dấu ấn về sự phóng khoáng, đôi khi mang đến sự tranh cãi đều được thể hiện qua những thiết kế của Vivienne Westwood. Phong cách thời trang của bà mang đậm âm hưởng Punk độc lạ và được lấy cảm hứng từ những trang phục gắn liền với lịch sử của Quốc gia Anh. Những đường cắt may truyền thống hoà quyện cùng nét gợi cảm, lãng mạn cùng thông điệp sắc sảo về lĩnh vực chính trị là điểm nhấn đặc trưng trong thời trang Vivienne Westwood.
Vào khoảng thập niên 70 tại London, thương hiệu độc quyền của Vivienne Westwood ra đời. Bất chấp phong cách hippie bấy giờ, bà quyết định theo đuổi con đường chông gai hơn khi kinh doanh thời trang được lấy cảm hứng từ xu hướng nhạc rock and roll. Bà cũng là một trong những tượng đài của lĩnh vực phản thời trang. 

Maison Martin Margiela - Tượng đài tiên phong của thời trang “phá vỡ”
Nhắc đến nhà thiết kế đại tài người Bỉ Margiela, ông là một trong số người đi đầu trong việc thay đổi diện mạo hoàn toàn mới cho phong cách thời trang xưa cũ. Nguồn cảm hứng cho những thiết kế của ông đến từ lĩnh vực kiến trúc theo chủ nghĩa giải cấu trúc. Với thời trang của Maison Martin Margiela, mọi sự giới hạn về giới tính, chuẩn mực vẻ đẹp cơ thể đều không tồn tại. Đây cũng chính là đặc trưng nổi bật nhất của phong cách thời trang anti-fashion.
Điều độc đáo tạo nên thương hiệu cho thời trang Maison Martin Margiela chính là việc thể hiện những “mặt trái” của trang phục ra bên ngoài. Những bộ quần áo tưởng chừng như chưa hoàn thiện như các đường cắt viền thô, lộ lớp lót ra ngoài lại trở thành xu hướng trong ngành thời trang. Tại thời điểm đó, thương hiệu thời trang của Maison Martin Margiela xuất hiện như một lời chống đối với thời kỳ kinh điển của sự quyến rũ và tình dục. 

Những BST mang tinh thần phong cách thời trang anti-fashion
Trong những năm trở lại đây, phong cách anti-fashion trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhà mốt. Những item độc lạ, phản thời trang xuất hiện ngày càng nhiều trên những sàn catwalk nổi tiếng. Một trong những BST anti-fashion kinh điển nhất phải kể đến “Comme des Garcons” Thu - Đông 2021 của ông hoàng anti-fashion Rei Kawakubo.
Đặc trưng của BST thời trang này là những mẫu váy có thiết kế lồng khung nhằm làm phồng đầy, mang đậm phong cách thời trang Victoria từ xa xưa. Bên cạnh đó, việc sử dụng những mảng ren và tulle được sắp xếp không theo quy tắc trên nền trang phục đen - trắng cũng là điểm độc đáo của BST.

Vào mùa thời trang couture Thu - Đông 2021/22, một vở kịch hoàng gia đầy thăng hoa, sang trọng đã được tái hiện thông qua những thiết kế của Viktor & Rolf. Giới mộ điệu như được “rửa mắt” với những mẫu áo choàng lông chồn ermine được thiết kế phồng đầy một cách “phóng đại”. Điểm độc đáo của bộ sưu tập không chỉ đến từ việc sử dụng những nguyên liệu tái chế trong những trang phục cao cấp mà thông điệp chê trách những quy chuẩn, định kiến thông thường cũng được gửi gắm trong BST.
Nhắc đến những NTK theo đuổi phong cách anti-fashion thì chắc chắn phải kể đến Rick Owens “độc lạ và hư hỏng”. Được mệnh danh là ông hoàng chủ nghĩa Post-apocalyptic (Hậu tận thế), Rick Owens đã mang đến BTS mang đậm phong cách anti-fashion với tên gọi Ready-To-Wear mùa Thu 2021. Đặc trưng của BST lần này là những thiết kế áo liền quần ôm sát cơ thể được đính hạt sequin lấp lánh. Kết hợp cùng với đó là những mẫu áo phao được cường điệu hoá độ dài rộng. Đặc biệt, những chiếc khẩu trang lấy ý tưởng từ mặt nạ phòng khí độc thời đại diện bùng phát cũng khiến BST mang màu sắc u tối, ám ảnh hơn.
Tương lai nào dành cho anti-fashion trong thời đại hiện nay?
Những năm trở lại đây, các tín đồ thời trang có thể thấy rõ được sự thay đổi ngoài sức mong đợi của ngành công nghiệp tỷ đô này. Các “ông lớn” dẫn đầu ngành thời trang đã mạnh dạn hơn trong việc phá bỏ những quy chuẩn gắn liền hàng thế kỷ. Điển hình nhất là loại bỏ sự khác biệt, quy chuẩn cái đẹp về sắc tộc, cân nặng người mẫu. Các nhà mốt cùng giới trẻ hiện nay có cái nhìn mới mẻ hơn về những thiết kế phản thời trang.
Thời trang là lĩnh vực đề cao sự sáng tạo. Việc áp đặt những quy chuẩn đánh giá sự hoàn hảo của cái đẹp sẽ vô tình ngăn cản sự “bay bổng” trong các thiết kế. Chính vì vậy, tuy anti-fashion gây nên nhiều tranh cãi nhưng nó vẫn giữ vai trò không nhỏ trong việc thay đổi ngành thời trang thế giới. 

Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về anti-fashion là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại Walker Vietnam để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé![/chitiet]

SẢN PHẨM BẠN NÊN XEM !

WALKER Vietnam -
WALKER VIETNAM
#WalkingwithWalker
Danh mục